11

NOV

Thiết kế nội thất nhà hàng và những lưu ý quan trọng

nhà hàng, thiết kế nội thất nhà hàng

Trong xu hướng phát triển như hiện nay, nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày càng tăng cao. Cùng với đó là những yêu cầu đòi hỏi về chất lượng dịch vụ, thẩm mỹ nội thất - kiến trúc nhà hàng vì thế cũng trở nên khắt khe hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Hiện nay, hệ thống các nhà hàng, bar, cafe đã trở nên phổ biến và phát triển nhanh trong các đô thị lớn. Thông thường, hệ thống dịch vụ này gắn liền với các trục phố chính, đông đúc, các tụ điểm du lịch hay các khu vực tập trung nhiều văn phòng, công ty... Và ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn kinh doanh trong lĩnh vực này. Sau đây các chuyên gia nội thất của S-BROTHER sẽ chia sẻ một vài lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà hàng để có được một nhà hàng tiêu chuẩn và chất lượng.

1. Nhanh gọn và kinh tế

Đa số các nhà hàng hiện nay đều phải đi thuê mặt bằng nên yêu cầu đầu tiên khi chuẩn bị thiết kế - thi công là phải nhanh nhất để cắt giảm tối đa chi phí thuê mặt bằng. Do vậy, bạn cần nghiên cứu và tìm cho mình một nhà tư vấn thiết kế giỏi, tốt nhất là nên có kinh nghiệm trong việc thiết kế nhà hàng và tiến hành thiết kế gần như song song với việc thi công xây dựng và gia công đồ nội thất. Thời gian để thiết kế và thi công vừa đủ cho một nhà hàng có quy mô vừa (200-400 chỗ) chỉ nên mất khoảng 2-3 tháng nếu là công trình cải tạo và từ 3-5 tháng nếu là công trình xây mới.



Hầu hết các mặt bằng đi thuê đều không có thời hạn quá dài (khoảng từ 5 - 10 năm); hơn nữa do tốc độ phát triển xã hội quá nhanh và nhà hàng thuộc thể loại công trình công cộng nên thường sau 2-3 năm bạn sẽ phải đầu tư cho việc sửa sang, nâng cấp lại nội thất để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, các chuyên gia nội thất S-BROTHER khuyên bạn nên chọn những vật liệu cơ bản không quá cầu kỳ, nên sử dụng những vật liệu nhẹ, dễ thay thế, sửa chữa và có giá thành hợp lý (ví dụ như: tấm thạch cao, tấm ốp trần caro hay gỗ dán công nghiệp...).

Chi phí xây dựng cũng nên chỉ dao động từ 2-3 triệu đồng/m2 để có một công trình nhà hàng với chất lượng tốt (đã bao gồm cả thiết bị cơ bản và đồ nội thất). Thực tế cho thất một công trình công cộng được đánh giá là đẹp chủ yếu là do cách thiết kế không gian , lối bài trí ấn tượng và sự sắp đặt hợp lý. Do vậy, bạn nên chú trọng vào việc tạo nên một cá tính riêng, phong cách nội thất đặc trưng cho nhà hàng.

2. Hiệu quả và thực dụng

Hầu hết những chủ đầu tư đều mong muốn có nhiều thực khách đến với nhà hàng của mình, điều đó đồng nghĩa với việc các nhà thiết kế sẽ buộc phải thu nhỏ các không gian phụ trợ khác như: toilet, bếp, bar, tiểu cảnh hay khu nghỉ của nhân viên... Trên thực tế, một nhà hàng sẽ có không gian đẹp hơn khi có nhiều khoảng trống hơn, do vậy không nên đặt bàn ghế quá sát nhau vì sẽ làm mất đi sự thông thoáng cần thiết và sự riêng tư của khách hàng. Theo kinh nghiệm thiết kế nhà hàng lâu năm, S-BROTHER khuyên bạn nên kê bàn ghế với mật độ vừa phải vì thời gian đầu kinh doanh bạn chỉ có thể đạt được 50-70% công suất kinh doanh thực tế, sau 3-6 tháng kinh doanh tốt bạn mới nên tăng thêm bàn ghế nếu cần.



Khi thiết kế một không gian phòng tiệc trong nhà hàng, bạn nên tính toán kỹ quy mô, diện tích và đặc thù riêng của từng mô hình kinh doanh. Nên thiết kế theo định hướng kinh doanh thực tế mà bạn đã tính toán từ trước. Nếu bạn kinh doanh mô hình Bar - Cafe kết hợp với ăn nhanh thì nên chú trọng tới từng khu một. Bạn cũng nên cân nhắc phối hợp những khu ngồi tĩnh, những góc riêng tư với những không gian chung, sôi động. Những yếu tố đó cũng sẽ quyết định đến phong cách đồ nội thất và cách bài trí không gian của nhà hàng.

Việc tính toán kỹ lưỡng bài toán "nhu cầu" của khách hàng trong kinh doanh sẽ giúp bạn xây dựng một mô hình nhà hàng thực dụng hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

3. Tiêu chí

Nói chung, khi đầu tư lần đầu vào nhà hàng bạn sẽ luôn nghĩ nó cần phải đẹp, ấn tượng, sành điệu và phải hết sức đặc biệt. Thực sự thì những yếu tố đó rất quan trọng đối với thể loại công trình như nhà hàng, tuy nhiên bạn cũng phải chú ý nhiều tới yếu tố tâm lý của khách hàng.

Khách hàng là "thượng đế" và họ luôn muốn được chiều lòng sao cho cảm thấy tự nhiên và thoải mái nhất. Do đó ngay từ khâu thiết kế , bạn phải đáp ứng được các tiêu chí ấm cúng, sang trọng, lịch lãm nhưng vẫn phải gợi nên cảm giác thân quen. Từ "thân quen" luôn giúp khách hàng có cảm giác yên bình, thư thái và đó là cách mà khách hàng sẽ gắn bó với nhà hàng của bạn một cách lâu dài nhất.



Trên đây chỉ là một vài khía cạnh cần lưu tâm trong việc thiết kế nội thất nhà hàng mà S-BROTHER chia sẻ để các nhà đầu tư tham khảo. Thực tế khi xây dựng một mô hình nhà hàng tiêu chuẩn và chất lượng, bạn luôn phải nắm bắt tâm lý khách hàng để nghiên cứu và lựa chọn phong cách nội thất phù hợp nhất, từ đó hình thành nên cá tính riêng cho nhà hàng của bạn.

>>Xem thêm: