Một vài lưu ý khi thiết kế nội thất nhà ống
nhà phố, thiết kế nội thất nhà phố, nhà ống
Ở Việt Nam, nhà ống khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn để xây dựng. Đặc điểm của những loại nhà này là mặt tiền khá khiêm tốn chỉ 3-5m nhưng chiều dài có thể kéo dài đến hơn 10m. Chính vì thế việc thiết kế cần phải có sự sáng tạo, đòi hỏi một cách tỉ mỉ trong từng công đoạn. Với nhược điểm có thể thấy mặt tiền khá nhỏ, nên các kiến trúc sư phải rất khó khăn mới có thể tạo nên không gian sống lý tưởng đảm bảo cả về mặt thẩm mỹ lẫn công năng của ngôi nhà. Trong bài viết này, S-BROTHER xin chia sẻ với các bạn một số lưu ý khi thiết kế nội thất nhà ống để công trình đạt hiệu quả như mong muốn.
1. Ánh sáng không gian
Ánh sáng tự nhiên là yếu tố không thể thiếu cho ngôi nhà của bạn trở nên đẹp hơn, tuy nhiên đo đăc điểm là dài và hẹp khiến ánh sáng tự nhiên khó có thể vào sâu trong nhà. Để khắc phục nhược điểm này và tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên, thông thường phòng khách thường được thiết kế nằm phía trước và liên thông với phòng bếp để không gian thoáng hơn. Bạn có thể xây dựng cầu thang hoặc vách gỗ, hay đơn giản là sự tương phản về màu sắc để tạo sự ngăn cách
Vì thế, hầu hết nhà ống hiện nay đều được thiết kế theo phong cách hiện đại bởi sự đơn giản và tiện ích mà nó mang lại. Bởi vì có cấu trúc đặc trưng như thế nên việc đảm bảo những nét riêng vốn có trong không gian nội thất là điều khá quan trọng, đồng thời cũng phải phát huy tối đa công năng cho một tổ ấm tiện nghi. Nhiều ngôi nhà còn nằm trên tầng 2 - tầng 3 của các khu phố cổ đòi hỏi những thiết kế hết sức khoa học và thông minh mới đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
2. Chọn đồ nội thất
Quá nhiều đồ đạc sẽ khiến cho không gian nhà ống càng chật chội hơn .Các vật dụng cũng nên có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản và sáng màu để tăng thêm hiệu ứng cho ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến cách sắp xếp để có thể đi lại dễ dàng.
Trong phòng khách, sofa nên kê theo hình chữ L hoặc hình chữ I nhằm tạo sự thông thoáng cho việc di chuyển. Nếu dùng thảm dưới bàn uống nước, chỉ nên chọn loại có kích thước nhỏ, tránh sử dụng những tấm thảm lớn vì nó sẽ làm cho căn phòng trông càng nhỏ bé hơn.
3. Yếu tố tự nhiên
Nhà ống thường bí và ít có không gian dành cho thiên nhiên, vì thế, chủ nhà có thể đặt thêm mấy chậu cây xanh hoặc cải tạo gầm cầu thang thành một góc thiên nhiên, có thể thiết kế thêm giếng trời để thông gió.
Đặc biệt, bất cứ không gian nào cũng cần có một điểm nhìn thu hút nhất, do vậy hãy xác định điểm nhấn cho mỗi phòng và tập trung vào điểm nhấn đó như sofa, gối tựa, hốc tường trang trí hay thảm trải sàn của phòng khách.
4. Điểm nhấn không gian
Một ngôi nhà nào cũng cần phải có điểm nhấn để có thể thu hút mắt nhìn tập trung vào đó. chỉ đơn giản như trong phòng khách, bạn có thể tạo nên điểm nhấn bằng cách tập trung vào chiếc ghế sofa, gối ôm, thảm trải sàn hay trang trí những mảng tường, chỉ cần thay đổi dù chỉ một chút cũng khiến cho căn phòng của bạn trở nên tinh tế, thu hút, lôi cuốn và biến không gian sống của cả gia đình trở nên đẹp hơn
Một công trình thiết kế nội thất nhà phố đẹp không đơn giản là chỉ tạo nên một không gian hài hòa, giàu tính thẩm mỹ mà còn phải thể hiện được phong cách, cá tính và lối sống của chủ nhân. Nếu gặp khó khăn, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia, kiến trúc sư chuyên thiết kế nội thất.
Với kinh nghiệm cùng khả năng sáng tạo không giới hạn của mình, họ sẽ giúp bạn tạo nên không gian sống lý tưởng vừa truyền tải được thông điệp của chủ nhà lại vừa đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình sinh hoạt. S-BROTHER
công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp sẽ đưa ra tư vấn hợp lý để giải quyết các vấn đề về không gian tạo nên ngôi nhà hoàn hảo nhất cho tổ ấm của bạn.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: